Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”

Hướng dẫn

Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta rất phong phú và đa dạng, nó thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt: thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội… Trong đó có câu tục ngữ:" Học ăn, học nói, học gói, học mở". Câu tục ngữ này là lời răng dạy của người lớn đối với con cái trong gia đình, dòng tộc rằng không phải ai sinh ra đều học rộng, biết nhiều mà kiến thức là một quá trình tích lũy gian khổ. Phải học từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp nhất.

Vậy, học là gì? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội.

Còn học ăn là thế nào? Có phải là chỉ cần ăn cho đủ no, thích cái gì thì ăn cái đó? Không chỉ đơn giản là như vậy mà ăn uống phải từ tốn, sạch sẽ, thể hiện mình là người lịch sự, để không bị mọi người nói mình là kẻ "phàm ăn tục uống" mà phải biết " Ăn trông nồi, ngồi trông hướng"…

Tại sao lại phải học nói? Học nói chính là học cách nói năng sao cho lễ phép với người lớn, thân thiện với bạn bè, không làm mất lòng người khác. Sau đó là mục đích xa hơn, phải nói cho đúng, cho hay: " Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", "lời nói gói vàng",…

Xem thêm:  Bài số 142. Cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước qua Bức thư trả lời tổng thống Mĩ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Hai việc gói và mở bây giờ đối với chúng ta mà nói thì thật sự chẳng có gì là khó khăn. Nhưng tại sao ông cha ta lại dạy là phải "học gói, học mở"? Nó xuất phát từ một loại bánh truyền thống của người dân miền Bắc nước ta. Bánh này được ăn kèm với một loại nước chấm gói trong lá chuối xanh giòn, rất dễ nứt. Nên việc gói và mở gói nước chấm này cần phải có một sự thành thạo và khéo léo. Như vậy là người xưa để ăn được loại bánh này cũng cần phải học gói và mở gói nước chấm- một việc mà tuy chúng ta cho là đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn khi chúng ta không được học. Từ đó, ta cũng thấy được việc học làm mọi việc cho thành thạo và khéo léo là rất quan trọng:" trăm hay không bằng tay quen", " bàn tay vàng"…

Đôi khi ta chúng ta không để ý đến những hành động, cử chỉ, lời nói của mình nhưng mỗi hành vi của ta đều là sự " tự giới thiệu" về bản thân với người khác và được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy, ta cần phải học tất cả mọi thứ, từ việc nhỏ nhất mà không phải là chỉ học trên lí thuyết mà phải vận dụng vào thực tế " học đi đôi với hành". Bạn đừng chỉ suốt ngày đặt ra câu hỏi: " tại sao mình lại không thể làm được viêc này?" mà hãy thử tự mình tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.

Xem thêm:  Phần 2 Đề 12: Hãy kể một chuyến về thăm quê của em và gia đình

* Như những doanh nhân thành đạt, họ không thể tự dưng được quản lí những công ti, khách sạn lớn mà họ cũng phải học từ nhưng phép tính đơn giản nhất…

* Cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Rô- na- đi – nhô cũng phải tập luyện từ khi còn rất nhỏ. Tập rất nhiều từ việc nhắm bóng sao cho chuẩn rồi làm thế nào để có một tư thế chuẩn xác, sau đó mới có thể đá bóng thành thục và trở thành thiên tài…

* Như nhà danh họa tài ba người I- ta-li-a Lê – ô- na Đơ- vanh-xi phải học vẽ trứng suốt 3 tháng trời để vẽ được những bức tranh có hồn…

Chỉ trong cuộc sống của chúng ta thôi, ta cũng có thể thấy được:

* Mình không học lớp 1 thì làm sao có thể học lớp 2?…

* Không học cách cầm đũa thì làm sao có thể ăn được cơm mà không nhờ vào người khác?…

* Không học cách nói năng cho lịch sự thì làm sao có thể học giỏi văn?…

Quá trình tích lũy kiến thức và hành trang để bước vào đời quả là không hề đơn giản. Vì thế phải học mọi điều, mọi thứ kể cả những việc đơn giản nhất ( phải học một cách toàn diện) để hoàn thiện bản thân. Câu tục ngữ " Học ăn, học nói, học gói, học mở" quả là một câu nói sâu sắc. Nó không chỉ giúp ích cho con người thời xưa hay bây giờ mà còn có ích cho chúng ta sau này và mãi mãi về sau…

Xem thêm:  Văn 8 - Em hãy viết về một kỷ niệm mà em nhớ nhất

Hocvanvanhoc.com

Topics #bản thân #con người #cuộc sống #gia đình #giới thiệu #hành động #Học đi đôi với hành #lao động #lời nói #Lời nói chẳng mất tiền mua #Lời Nói Gói Vàng #lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau #mục đích #Trăm hay không bằng tay quen #việc học