Bài số 108: Thợ rèn chợ quê

Hướng dẫn

Chợ quê, dưới mái lều thấp lè tè, rạ lợp lươm xươm, thường có ông thợ rèn. Cái quán nhỏ như của riêng ông, vì nền đất còn lõm xuống, nham nhở vết than, cái lò rực lửa hôm phiên chợ, cả đống “cứt sắt”, những mạng nhện đầy mồ hóng. – Từ tinh mơ, không hiểu từ làng nào, thầy trò ông đã quang gánh lỉnh kỉnh đến quán dọn hàng. Đầu tiên là dựng đứng lên hai ống bể thật to, mà chú học việc (hay phụ việc) phải đứng trên cái ghế đẩu mới đủ sức thụ, bễ, tức là kéo lên ấn xuống hai cái cần như tay bơm, cho nó kêu phì phò, thổi hơ qua ống ngầm vào lò khiến lửa rao phần phật, xanh lè. Cạnh đấy là đống than nhỏ, ông cứ gọi là than kiplệ, mỗi viên to bằng đốt ngón chân. Cái đe to tướng đặt cạnh lò, nhiều thứ búa, chiếc cặp bằng sắt như cái kìm có chuôi dài, có cả một cái chổi lúa cùn, luôn được dấp nước để vun than vào lò cho gọn ngọn lửa. Thế nào cũng có sợi xích treo từ mái quán, để lửng lơ ấm nước, nó cứ đung đưa như chơi đùa, sôi suốt buổi..

Thanh sắt, dúi vào lửa rực hồng, đỏ lên, ông kéo ra, đập búa, chí chát, thành con dao, lưỡi thuổng, cái liềm… thoăn thoắt. Chú bé thụt bễ, thở phì phò theo cái bẫ, cái bễ không được nghỉ, chú cũng không được nghỉ.

Chợ đông dân. Người đi chợ ghé vào đánh con dao, sửa cái răng bừa, đánh lại cái thuổng, cái xẻng, nhiều nhất là đánh lại trấu liềm, lưỡi liềm có hàng răng cưa nhỏ xíu, mòn đi, phải đánh lại, giống như người ta mài dao, nhưng chỉ có ông thợ rèn mới “mài” được liềm như thế.

Tiếng chí chát và hơi thở phì phò vang lên suốt buổi chợ. Từ tay ông, và tay thụt bễ chú bé, không biết bao nhiêu thứ đã về với người nông dân đi chợ mấy thôn làng quanh vùng gần xa.

Tan chợ, thầy trò ông thu xếp đồ nghề, lại về đâu, không biết. Cái quán được nghỉ, còn trơ lại chỗ lúc sáng là lò than, bây giờ sờ tay còn âm ấm. Hôm sau chắc ông có mặt ở phiên chợ khác. 1. Nay, chợ nào cũng sẵn hàng sắt, làm sẵn, không thiếu thứ gì. Ông phó rào, ông thợ rèn cũng như ông phó cối, dẫn đầu mất đi; mỗi cái chợ cũng thay đổi hình hài, những người thợ quê ấy chỉ còn phảng phất như hồn

lê xa vắng một thời. Nhưng chợ quê thì vẫn còn và không hiểu chú bé chuyến đi thụt bễ ấy là con hay cháu ông, lớn lên sẽ làm gì, tôi cứ vẩn vơ hỏi mình mà chẳng biết thế nào…

Băng Sơn (Trích báo Giáo dục và thời đại. Số 3 – 1997) – Yeuvan.com

Theo Yeuvan.com

Topics #giáo dục #phiên chợ