Bài số 146. Nét đặc sắc về nghệ thuật tạo nên thành công cho căn bản Lao xao (Trích Tuổi thơ im lặng của Duy Khán)

Hướng dẫn

Nhà văn không đi sâu vào miêu tả tỉ mỉ đặc điểm các loài chim mà chỉ phác hoạ một vài nét nổi bật về hình dáng, màu sắc, tiếng kêu hoặc đặc tính: con bồ các kêu vang lên “các… các… các…”; sáo đen, sáo sậu đậu trên lưng trâu hót mừng được mùa; con tu hú kêu to nhất họ, nó kêu tu hú vào mùa vải chín, quả hết, nó bay đi đâu biệt; một đàn chim ngói sạt qua rồi bay về hướng mặt trời lặn; nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”; bìm bịp khoác bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây….

Để làm nổi bật lên bức tranh phong phú và sống động về các loài chim, Duy Khán vừa tả riêng từng loài, vừa tả xen kẽ các loài cùng họ với nhau, phối hợp tả và kể, nhận xét và bình luận. Chẳng hạn như khi tả tiếng kêu của bộ các, tác giả đưa ra một nhận xét ngộ nghĩnh: Cái con này bao giờ cũng vừa bay, vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Hoặc đang kể về sáo đen, sáo sậu, lại chuyển sang kể về con sáo nhà bác Vui. Rồi khi tả về tiếng kêu của con bìm bịp, tác giả kết hợp kể về sự tích chim bìm

bịp, và nhận xét: Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt… – Cách tả kết hợp với kể, nhận xét, bình luận, tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút miêu tả Duy Khán, đem lại cho đoạn văn sự hấp dẫn riêng và ấn tượng rất khó quên.

Xem thêm:  Tả con lợn đất hay con trâu nhựa của em - Văn mẫu lớp 2

Cách miêu tả của tác giả có vẻ lan man, tự do nhưng lại theo một trình tự khá chặt chẽ. Nhà văn miêu tả các loài chim theo hai nhóm: chim lành và chim ác.

Qua cái nhìn hồn nhiên của tuổi thơ, nhóm chim lành hiện lên thật đáng yêu. Chúng có quan hệ gần gũi với con người: Chúng mang niềm vui đến cho trời đất, hót mừng được mùa…

Sau khi tả lướt nhanh đặc tính của các loài chim lành, Duy Khán tập trung miêu tả đặc điểm và hoạt động của các loài chim ác mà đại diện là diều hâu, quạ, cắt và một loài dám chống lại chúng: chèo bẻo. Dưới ngòi bút của tác giả, bọn diều hâu, quạ và cắt hiện lên thật đáng ghét: vừa xấu xa, vừa độc ác.

Tên diều hâu chuyện đi bắt trộm gà con, một tên kẻ cắp lão luyện. Còn lũ quạ dám xông cả vào chuồng lợn. Rồi bạn cắt chuyên dùng đôi cánh nhọn như dao bầu xỉa chết chim lành. Thật là một lũ kẻ cướp. Nhưng kẻ cướp lại gặp bà già. Chúng đã gặp phải một đối thủ đáng gờm: chèo bẻo. Bằng cảm quan dân gian, Duy Khán vẫn xếp chèo bẻo vào loài chim ác, gọi chèo bẻo là “kẻ cắp”. Nhưng cũng chính cảm quan của tác giả lại rất mâu thuẫn, và từ cảm quan ấy ta thấy chèo bẻo không phải là loài chim ác nữa mà lại trở thành người tốt. Ngày mùa, chúng thức suốt đậm. Mới tờ mở đất nó đã cất tiếng gọi người: chè cheo chét.. chúng nó tri kẻ ác. Thì ra, người có tội trở thành người tốt thì tốt lắm.

Xem thêm:  Người ấy sống mãi trong lòng tôi

Có thể nói, nghệ thuật miêu tả các loài chim trong bao cao rất sinh động, tự nhiên và hấp dẫn… Càng hấp dẫn hơn bởi chất văn hoá dân gian thấm đẫm trong đó.

Trong một đoạn văn ngắn, Duy Khán đã đưa vào khá nhiều yếu tố văn hoá dân gian. Như bài đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hút là chú bộ các; các thành ngữ: dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn; các truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.

Tuy nhiên, chất văn hoá dân gian không chỉ thể hiện ở việc dẫn vào bài văn những bài đồng dao, những câu thành ngữ, những truyện cổ tích, mà còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của nhà văn. Duy Khán nhìn nhận, đánh giá về các loài chim trong quan hệ với con người, với công việc nhà nông. Đặc biệt ông còn tỏ thái độ rất rõ đối với chúng: thiện cảm với chim lành và ác cảm với chim ác. Thậm chí, ông còn gán cho chúng những tính nết và phẩm chất của con người: bìm bịp là kẻ bịp bợm, khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt; chèo bảo là kẻ cắp, rồi người có tội trở thành người tốt thì tốt lắm…. Từ việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả của bài văn, ta nhận thấy nhà văn Duy Khán có một vốn hiểu biết khá tường tận, phong phú về các loài chim ở Việt Nam. Cũng từ việc tìm hiểu nghệ thuật của ngòi bút miêu của tác giả, ta cảm nhận được tình cảm yêu mến và sự gắn bó sâu sắc của tác giả với thiên nhiên, với làng quê mình.

Xem thêm:  Phần 3 Đề 13: Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em.

Bài văn đã truyền đến cho người đọc những cảm xúc và tình cảm trong sáng với quê hương đất nước.

Có thể khẳng định rằng, những thành công về nghệ thuật trong văn bản bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên tha thiết và mong muốn được tái hiện thế giới đó một cách chân thực và gợi cảm, Duy Khán đã cho ta những phút giây, những cảm giác trong lành, dịu mát cả tâm hồn. Ta thấy yêu hơn thiên nhiên vạn vật, yêu thế giới tự nhiên quanh mình.

Theo Yeuvan.com

Topics #bình luận #Cảm nhận #con người #Đất nước #Duy Khán #Lao xao #quê hương #tình yêu #Tuổi thơ im lặng #văn miêu tả