Đề số 24: Hào khí Đông A qua ba bài thơ “Tụng giả hoàn kinh sư” (Trần Quang Khải), “Thuật hoài” (Phạm Ngu Lão) và “Cảm hoài” (Đặng Dung).

Hướng dẫn

DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu đôi nét về văn học thời Trần, dẫn dắt giới thiệu vấn đề hào khí Đông A.

– Hào khí Đông A được thể hiện một cách sâu sắc, thuyết phục qua những tác phẩm văn chương bất hủ, trong đó có ba bài nổi bật Tụng giá hoàn kinh sư, Thuật hoài, Cảm hoài.

2. Giải quyết vấn đề:

1. Thế nào là hào khí Đông A: Hào khí Đông A là hào khí thời Trần, là sức mạnh, khí thế, tinh thần của vua tôi nhà Trần trong thời đại bão táp chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

2. Những biểu hiện của hào khí Đông A qua ba bài thơ:

a. Giống: Cả ba bài thơ đều khắc hoạ hình ảnh người anh hùng thời đại, làm nổi bật người anh hùng chiến trận với tất cả lòng yêu nước nhiệt thành và ý thức, quyết tâm sống trọn đời cho sự nghiệp cao cả: bảo vệ non sông, gấm vóc, xây dựng đất nước thái bình thịnh trị.

b. Khác:

* Thuật hoài:

– Hoàn cảnh đất nước đang lâm nguy trước nạn ngoại xâm nhưng nhìn chung quyền lợi của nhân dân và quyền lợi của triều đình còn thống nhất, hình ảnh của tráng sĩ là sức mạnh của khối đoàn kết, của dân tộc. Bài thơ mang cảm xúc hào hùng của dân tộc đang trong tư thế chiến đấu.

– Hình ảnh người anh hùng bảo vệ tổ quốc: tầm vóc hoành tráng, nổi trội giữa ba quân, khí thế ngất trời.

– Ý chí, hoài bão của người anh hùng: lí tưởng đến nợ nước, khát vọng được giúp dân, giúp nước.

– Ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và danh dự của kẻ làm trai trong lúc đất nước lâm nguy.

→ Đây chính là hình ảnh người anh hùng lí tưởng mang hoài bão cao đẹp, có tính khái quát tiêu biểu cho thế hệ thanh niên như Phạm Ngũ Lão lúc bấy giờ. Hình ảnh này còn mang tính cá biệt của Phạm Ngũ Lão.

* Cảm hoài

– Ra đời trong lúc cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc đang thất bại, vì vậy cảm xúc bao trùm lên bài thơ là cảm xúc trữ tình bi tráng của người anh hùng lỡ thời, sa cơ. Đây chính là hiện thực thời đại mà tác giả đang sống.

– Những lời bị ai, thống thiết, than thở về tuổi già, sức kiệt và vô phương xoay chuyển tình thế của một người anh hùng lỡ vận chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay.

– Con người vẫn giữ vững tư thế hiên ngang, ý chí sắt thép của một trang nam nhi, một tráng sĩ trong thời khó khăn, vô vọng bị đấy vào hoàn cảnh nguy nan nhưng vẫn tiếp tục sự diệt thù cứu nước. Đó là hình ảnh của tráng sĩ mài gươm dưới bóng trăng.

* Tụng giá hoàn kinh sư

– Hào khí Đông A thể hiện ở sự chiến thắng hào hùng của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Chiến thắng Hàm Tử và chiến thắng Chương Dương là hai chiến thắng vang dội lừng lây, khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

– Hào khí Đông A còn được thể hiện ở khát vọng muốn xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

3. Đánh giá:

– Hào khí Đông A thực chất chính là sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sức mạnh của chính nghĩa, là sức mạnh của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

– Cả ba bài thơ đều đã tái hiện được hình ảnh những người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với nhân cách cao đẹp và khát khao mãnh liệt muốn đem tài năng công sức để giúp nước, giúp đời.

3. Kết thúc vấn đề:

– Hào khí Đông A là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam không phải chỉ ở một thời mà còn cón có ý nghĩa muôn đời.

– Liên hệ ý nghĩa của vấn đề với tư tưởng, nhận thức, hành động của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay.

BÀI LÀM

Năm tháng qua đi, với mọi nỗ lực và tham vọng, Tần Thủy Hoàng cũng không thể nào ngăn cản được dấu ấn của thời gian trên Vạn Lí trường thành. Gạch đã mục, tường đã sụp, cỏ hoang đã mọc, trường thành kia chỉ còn là “vang bóng” của một thời huy hoàng, lộng lẫy, Thời gian- đã phá hủy tất cả những gì nó đi qua, những thứ dù có vượt trên cả sự tưởng tượng của con người như lũy thành dài cả nghìn dặm. Nhưng dường như có một nơi mà thời gian không bao giờ bước tới. Nơi ấy là “trường thành” trong tâm khảm người Việt Nam. Trường thành được dựng xây bằng Tình Yêu quê hương, Niềm Tin, niềm Kiêu Hãnh và lòng Tự Hào dân tộc. Bắt đầu khởi công” từ triều đại nhà Trần “gia cô” bằng ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, hoàn thiện” bằng một thời kì thái bình thịnh trị, trường thành hay chính là “Hào khí Đông A” trong mỗi người. Hào khí ấy đã thể hiện rõ nét qua ba bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải, Thuật hoài của võ tướng Phạm Ngũ Lão và Cảm hoài của người anh hùng lỡ vận Đặng Dung.

Xem thêm:  Em hãy viết bài văn tả về con mèo lần đầu tiên nhìn thấy trên ti vi

Có lẽ bắt đầu từ một thời kì hào hùng của những chiến công kì tích mà người ta gọi hào khí chung của dân tộc là “hào khí Đông A”? Đúng như tên gọi, bộ chữ A và chữ Đông hợp thành chữ Trân, thời kì ấy gắn liền với giai đoạn Trần triều răm xưa. Là giai đoạn vua tôi một lòng chung sức đánh đuổi giặc ngoại xâm. Là khi tiểu quốc Đại Việt đã ba lần đập tan âm mưu xâm lược của cường quốc Nguyên Mông. Là khi Đại.. Việt đã chứng minh chân lí: một dân tộc nhỏ không có nghĩa là sức mạnh nhỏ.

Hào khí ấy là biểu hiện cao nhất tinh thần của dân tộc. Cũng là đồng thanh, đồng chí, đồng vọng của dân tộc. Dường như tới tận bây giờ tiếng hô “Đánh” của các bộ lão trong hội nghị Diên Hồng xưa vẫn còn vọng về từ quá khứ. Quả cam bị bóp nát của cậu bé Trần Quốc Toản vẫn là điển hình cho lòng quyết tâm đánh giặc dù vẫn còn hoa niên. Hay lời nói khảng khái của Trần Quốc Tuấn:” Nếu bệ hạ muốn hàng thì chém đầu tôi trước”. Câu trả lời của Trần Thủ Độ với đức vua:” Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo gì khác”. Và hai chữ “Sát Thát” được thích trên cánh tay của hàng vạn người lính, dòng chữ “Nghĩa dã quyên khu, hình vu báo quốc” (vì nước quên thân, đáp đền ơn nước) trên ngực của những người đàn ông dân chài, tất cả… đã làm nên một thời đại sục sôi, hào hùng như thế.

Hào khí Đông A ấy là hào khí đời Trần, và cũng là hào khí của mỗi người dân Đại Việt. Hào khí Đông A biểu hiện trong ý chí và khát vọng. Không chỉ là ý nguyện của một người, mà là ý nguyện cả đất nước. Không chỉ là là cái nợ với cuộc đời- “Công danh nam tử còn vương nợ” (Tỏ lòng), là nỗi thẹn với cô nhân “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà – còn là sự hồ hởi quyết tâm “Thái bình nên gắng sức” (Phò giá về kinh) vì một đất nước sống mãi với “ngàn thu”. Với cá nhân, đó là khát vọng chiến thắng chính bản thân: “Đã mang tên trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”( Nguyễn Công Trứ), lập công cho đất nước. Với dân tộc, là khát vọng cho “Non nước ấy ngàn thu”. Có thể nói, hào khí Đông A bắt nguồn từ suy nghĩ, ý thức và khát vọng, thể hiện ra bằng hành động. Hành động ấy chính là sức mạnh của con người và dân tộc Đông A.

Sức mạnh đó được thể hiện rõ trong hai câu đầu ở “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân từ hổ khí thôn ngưu

Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong bài thơ “Thuật hoài” là hình ảnh người võ tướng cầm quân đánh giặc. Vi võ tướng ấy hiện lên y lộng một tầm vóc vũ trụ. Người đã “Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non. sông đã mấy thu” có lẽ nào lại là một người bình thường? Cần chắc vũ khí trong tay, ngài xông pha khắp bốn bề Tổ quốc. Dấu ngựa đã in khắp vùng biên cương, bước chân đã đặt tới nơi địa đầu của đất nước, vị võ tướng kiên quyết giữ gìn từng tấc đất giang sơn. Ông- vẫn là người bình thường, nhưng sức mạnh đã biến ông trở nên phi thường như thế. Sức mạnh ấy đâu chỉ có vũ lực, mà còn có cả trí lực. Vì để trấn giữ được nhìn sông, chiến thắng trước kẻ thù, người cầm binh còn cần sự thông minh và mưu trí. Đặc biệt quân địch lúc này là đế chế Nguyên Mông đã trải vó ngựa khắp Trung Hoa đại lục, đã san bằng những thành trì kiên cố của Thổ Nhĩ Kì, đã “vươn vòi bạch tuộc” tới tận cổng thành Ai Cập và vùng sông Volga; trong khi chúng ta chỉ là một tiểu quốc… Vũ lực không thể nào là yếu tố đầu tiên giúp Võ sĩ kia trấn giữ được Tổ quốc. Mà mỗi trận chiến trên biên cương là một lần “cân não”. Với một câu thơ thôi, Phạm Ngũ Lão đã dựng nên cả một tượng đài về người võ tướng. Một tượng đài hiên ngang, vời vợi đối mặt với núi sông. Một tượng đài về sức mạnh đã mang tầm vóc của vũ trụ. Và đâu chỉ riêng mình vị tướng kia, mà đằng sau còn là hình ảnh của “ba quân” với khí thế hổ báo “thôn ngưu” của mình một đoàn binh thiện chiến…

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng - Văn mẫu lớp 6

Như thế, hào khí Đông A thể hiện ngay trong sức mạnh của con người. Hào khí Đông A chính là sức mạnh đã trấn giữ non sông, là sức mạnh hiến dâng vì Tổ quốc, dù mấy thu có qua đi. Có lẽ, tới tận khi bạc đầu thì người võ sĩ cũng đem hết sức lực mà nguyện dâng cho giang san. Và thời đại ấy, đâu chỉ có riêng mình Phạm Ngũ Lão mà thôi. Còn Yết Kiêu với thiên tài bơi lặn đã làm đắm bao chiến thuyền quân địch. Còn Dã Tượng với đoàn Tượng binh vô cùng thiện chiến. Còn Nguyễn Địa Lô, Đại Hành hay Cao Mang… Còn hàng ngàn, hàng ngàn người “nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc”, hàng ngàn những cánh tay với hai chữ “Sát Thát” tự thích lên. Sức mạnh họ đã hòa quyện vào nhau, trở thành sức mạnh chung của cả dân tộc, và trở thành hào khí Đông A…

Với một sức mạnh Đông A phi thường như thế ấy, không lí nào dân tộc ta lại không giành chiến thắng.

Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hô Hàm Tử quan

(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Hai cụm từ “Đoạt sóc” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc) được đặt lên ở vị trí đầu hai câu thơ như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn; đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng liên tiếp xuống đầu quân xâm lược. Ta như cảm thấy được sự hả hê của Trần Quang Khải, cảm nhận được cả niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên của ông, của mọi người trong ngày “phò giá về kinh”- ngày chiến thắng. Và xen lẫn trong bản hợp âm tình cảm ấy là thanh âm của niềm tự hào dân tộc. Không tự hào sao được, khi quân ta đã thắng giòn giã, đã thành công trong chiến dịch Chương Dương – Thăng Long, đã đánh bại. quân địch tại trận Hàm Tử – Tây Kỳ. Niềm tự hào ấy ngân nga mãi trong hai câu thơ, và vang xa, dạt dào âm hưởng của chiến thắng Chí khí hào hùng Đông A đã thể hiện trong niềm vui đại thắng như thế ấy,. Ngay cả trong khi vui, người Việt cũng thể hiện cái hào khí Đông A của mình, rất hào hùng, rất kiêu hãnh.

Và hào khí đời Trần ấy là niềm vui, niềm tin, niềm tự hào dân tộc trong mỗi chiến công, mỗi lần “phò giá về kinh”- mỗi lần chiến thắng!

Con người chỉ xuất hiện một lần rồi ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì từ đời trước để lại cho đời sau, từ thế hệ này qua thế hệ khác sẽ vẫn còn tồn tại mãi và trở thành: truyền thống. Triều đại nhà Trần có thể đã diệt vong, nhưng hào khí Đông A thì vẫn còn sống mãi, bền bỉ và mãnh liệt. Đơn giản vì nó đã trở thành hào khí của dân tộc….

Xem thêm:  Cảm nhận về truyện Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri - Văn mẫu lớp 8

Cuối thế kỉ XIV, có thể Du Tông, Trần Phế Đế là “người ngu hèn, chẳng biết làm gì” theo tác giả của “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhưng hào khí Đông A thì vẫn vẹn nguyên trong tấm lòng các anh liệt, mà điển hình là Đặng Dung. Ta vẫn bắt gặp một hào khí mạnh mẽ trong ý chí và khát vọng của người anh hùng lỡ vận ấy.

Quốc thú vị báo đầu tiên bạch

Kị độ Long tuyền đái nguyệt ma.

(Cảm hoài)

Trong cuộc đời lỡ vận gặp nhiều oan trái, ông vẫn luôn giữ cho mình một niềm tin phi thường, kiên cường và bền bỉ. Niềm tin vào bản thân, vào lẽ phải và công lí. Ông tin tưởng vào lí tưởng của chính mình. Dùng lí tưởng ấy để vượt lên nghịch cảnh, vượt lên số phận, để “bao phen mang gươm báu mài dưới ánh trăng”. Hình ảnh vị tráng sĩ “đầu tiên bạch” mài gươm đêm trăng ấy không hề gợi một sự già nua, cằn cỗi mà đó lại là một hình ảnh đẹp, thơ mộng về người anh hùng kiên trì thực hiện lí tưởng. Đó chính là việc làm thể hiện cho tinh thần Đông A. Đâu còn gì để nói hơn, rằng sự kiên cường, dũng cảm, bền bỉ của Đặng Dung đã là một biểu hiện cao đẹp của hào khí Đông A- hào khí Đại Việt.

Qua trường hợp của Đặng Dung, ta càng thấy rõ hào khí Đông A đâu chỉ gói gọn trong Trần triều. Ngay cả khi triều đại ấy đã kết thúc thì hào khí vẫn còn mãi trong mỗi người nước Nam. Hào khí Đông A đã vượt lên cả cái tên của nó để trở thành hào khí chung cho mọi thời đại của dân tộc. Từ bao giờ đã trở thành truyền thống của chúng ta…

Suy cho cùng, ý chí, khát vọng hay sức mạnh của con người cũng đều bắt đầu từ tình yêu dân tộc, con người chiến đấu vì quê hương, chiến công là kết quả tất yếu của quá trình tranh đấu ấy. Vì đâu mà bên bỉ, mãnh liệt? Lại cũng vì tình yêu mà như vậy. Bởi thế, tình yêu là căn | nguyên của cái hào khí ấy- hào khí Đông A. vì yêu quê hương n tiếng, vì đất nước mà hành động, vì tổ quốc mà sống, vì Đất Mẹ thân yêu mà chiến đấu. Tình yêu là động lực cho những người bình thường, trở nên phi thường. Tình yêu Tổ quốc có khi nào vơi cạn trong dòng máu Lạc Hồng ta? Mà Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải hay Đặng Dung… là những “con rồng cháu tiên” tiêu biểu minh chứng cho khả năng diệu kì của tình yêu Tổ quốc. “Khả năng” mà một câu đối khuyết danh đã ghi lại: “Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lí. Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyễn triều đô hộ nhất bách niên”. Nghĩa là: “Nếu dân Việt mà sinh ở phương Bắc thì các nước châu Âu đâu đến nỗi bị vó ngựa Mông Cổ chà đạp hàng ngàn dặm. Ví thử trời sinh bậc thiên tài này ở nhà Tống thì lịch sử Trung Quốc trước đây làm gì có chuyện bị nhà Nguyên đô hộ một trăm năm”. Để rồi:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Trần Nhân Tông).

Hào khí Đông A đã là một “trường thành” trong tâm tưởng của mỗi người dân nước Nam, Là thành lũy kiên cố của Tình Yêu quê hương, Niềm Tin, lòng Tự Hào và Niềm Kiêu Hãnh với dân tộc. Trường thành ấy nằm sâu trong tâm trí mỗi người, bảo vệ cho những giá trị truyền thống của dân tộc. Đồng thời, là điểm tựa cho chúng ta trước những biến cố của cuộc đời, và cả những nguy hiểm với vận mệnh quốc gia. Thời gian không thể phá hủy trường thành ấy trong mỗi người, mà chỉ có những người đã tự cho phép mình lãng quên đi hào khí Đông A trong chính mình. Quên đi rằng có một trường thành mang tên hào khí Đông A nằm sâu trong tâm khảm, họ vô tình hay hữu ý chôn chặt thành lũy đó trong tâm thức bằng dục vọng tầm thường..

Hãy sống với phong cách Đông A, và hào khí Đông A…

Theo Yeuvan.com

Topics #bản thân #cá nhân #Cảm nhận #chiến thắng #con người #Con Rồng cháu Tiên #Đất nước #dũng cảm #giới thiệu #hành động #hạnh phúc #khát vọng #lí tưởng #lời nói #lòng yêu nước #Nguyễn Công Trứ #niềm tin #Phạm Ngũ Lão #Phò giá về kinh #quả cam #quê hương #suy nghĩ #thanh niên #thế hệ trẻ #thời gian #Thuật hoài #tình yêu #Tỏ lòng #Trần Nhân Tông #Trần Quang Khải #Trần Quốc Tuấn #Tụng giá hoàn kinh sư #tưởng tượng #văn học #ý chí