Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn là một kho tàng quý báu về tri thức, cách sống, cách làm người mà ông cha ta để lại cho con cháu. Xã hội chúng ta là một tập thể, mọi người đều phải kết nối với nhau, không ai có thể sống một mình.  Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không thể nào tránh khỏi việc giao tiếp với người khác. Lời nói là cách để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để mọi người thật sự thoải mái mới là điều cần phải suy nghĩ. Có thể kể đến câu nói “lời nói chăng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ai cũng biết giữa con người với con người luôn có những mối quan hệ, mỗi mối quan hệ khác nhau thì có những cách giao tiếp và trao đổi khác nhau nhưng dù trong mối quan hệ nào thì khi trao đổi, giao tiếp với nhau ta cũng nên dùng những lời lẽ ôn hòa, lịch sự để cho người nghe cảm thấy thoải mái và hài lòng. Hay nói cách khác là ta phải nói năng lễ phép, hòa nhã để tạo tình đoàn kết, thân ái khi giao tiếp. Tâm lý chung là con người thích nge những lời ngọt ngào, chân thật. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa người với người được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. chúng ta cần nói với nhau bằng tấm lòng yêu thương, sự chân thành.

Câu ca dao nói về thái độ, cách cư sử của mỗi người khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, nhã nhặn để không gây khó chịu hay bực tức cho người nghe. Một lời nói thiếu suy nghĩ đều có thể gây ra những hậu quả không tốt, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đồng có rất nhiều người từ những địa phương trên mọi miền tổ quốc, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một lối sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… nhiều khi chính những câu nói vô tình thiếu suy nghĩ của chúng ta lại là gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác.

Lời nói là của chúng ta. Nói lời hay cũng không sao, mà nói lời dở cũng chẳng sao. vì đó chính là một thứ xuất phát từ bản thân mình, được coi như một thứ tài sản của mình. Đó không phải là một thứ mình phải tốn công sức, tiền của quá nhiều thì mới có được. Đó là công cụ để chúng ta giao tiếp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Có những người thì lúc nào cũng nói năng một cách bỗ bã, thô thiển khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu. Ngược lại, cũng có những người có cách nói chuyện rất duyên dáng, hóm hỉnh, khiến mọi người rất muốn trò chuyện cùng và cảm giác lôi cuốn. Lời nói cũng phụ thuộc một phần vào trình độ văn hóa và môi trường giáo dục. Nếu như một người được giáo dục một cách cẩn thẩn sẽ khác với một người không đi học, không biết chữ. Như vậy, khi chúng ta giao tiếp với nhau, cần phải chú ý đến đối tượng giao tiếp, để có thể có cách diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ một cách hợp lí. Coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ một cách lịch sử, đúng mực, đúng hoàn cảnh không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nói tốt, mặc kệ có đúng sự thật hay không. Nói hay không có nghĩa là nói sai. Có nhiều người chỉ vì muốn làm cho người nghe vui, hoặc muốn tư lợi cho bản thân mà chỉ toàn nói những lời nói nịnh nọt, không đúng sự thật. Những người như thế, thật đáng lên án. Chúng ta cần biết dũng cảm chỉ ra cho bạn bè, người thân biết được những điểm chưa tốt của họ, để họ có thể sửa được và tiến bộ hơn trong tương lai. Không thể vì không muốn người khác buồn, mà không dám chỉ ra khuyết điểm của họ, chỉ toàn khen họ, để họ ảo tưởng rằng họ đã tốt rồi, không cần sửa gì nữa. Như vậy, chính là hại người ấy, chứ không phải là làm cho họ vui.

Xem thêm:  Thuyết minh về truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen - Văn mẫu lớp 8

Xã hội con người là một xã hội có tổ chức, có văn hóa, giữa con người với con người từ lâu có mối quan hệ mà lời nói là công cụ để giúp ta trao đổi, giao tiếp với nhau trong cuộc sống. để giữ mãi tình cảm tốt đẹp, mối quan hệ khăng khít với nhau ta phải biết lựa lời mà nói, tức là ta phải chọn lời hay ý đẹp để người nghe không buồn lòng phật ý. Lời nói lịch sự, hòa nhã khiến cho người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, dù đó là những lời phê bình. Biết lựa lời khi trao đổi là ta trọng người trọng mình . điều này làm cho người nghe kính nể ta hơn. Lời nói khiếm nhã, thô lỗ không những mất tình đoàn kết, có khi dẫn đến những tai họa khôn lường. Chẳng hạn, một người lãnh đạo nói năng khiêm tốn, cởi mở, vui vẻ luôn luôn được ủng hộ, đồng tình của người dưới quyền . bạn bè thật tình khuyên bảo sửa sai nhau bằng những lời lẽ ôn hòa, dịu dàng tất nhiên bạn dễ chấp nhận tiếp thu….Đây cũng là bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống, đồng thời mối quan hệ giữa người với người trong xã hội trở nên gắn bó, đoàn kết và tốt đẹp hơn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều cuộc giao tiếp với nhiều mục đích khác nhau. Chúng ta cần biết cách ứng xử phù hợp với từng tình huống, để có thể đạt được một cuộc giao tiếp vui vẻ, thoải mái cho cả hai bên. Lời ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống, giúp ta biết cách đối xử ở đời. Đây cũng là một bài học rèn luyện tu dưỡng đạo đức giúp con người trở thành một người có văn hóa, lịch sự.

Xem thêm:  Tả một chú bé bán hàng rong - Văn mẫu lớp 5

Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm 2

Sống trong xã hội, con người luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. Vì vậy ta cần thận trọng khi dùng lời ăn tiếng nói để giao tiếp. Ca dao có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Đây là một bài học dạy ta về cách đối nhân xử thế.

Như chúng ta cũng biết thì giữa con người với nhau luôn có những mối quan hệ, mỗi mối quan hệ khác nhau thì có những cách giao tiếp và trao đổi khác nhau nhưng dù trong mối quan hệ nào thì khi trao đổi, giao tiếp với nhau ta cũng nên dùng những lời lẽ ôn hòa, lịch sự để cho người   nghe được hài lòng vừa ý.  Hay nói cách khác là ta phải nói năng lễ phép, hòa nhã để tạo tình đoàn kết, thân ái khi giao tiếp.

Bởi lẽ, chúng ta không sống lẻ loi mà tập hợp thành một xã hội. Xã hội con người là một xã hội có tổ chức, có văn hóa, giữa con người với con người từ lâu có mối quan hệ mà lời nói là công cụ để giúp ta trao đổi, giao tiếp với nhau trong cuộc sống. để giữ mãi tình cảm tốt đẹp, mối quan hệ khăng khít với nhau ta phải biết lựa lời mà nói, tức là ta phải chọn lời hay ý đẹp để người nghe không buồn lòng phật ý. Lời nói lịch sự, hòa nhã khiến cho người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, dù đó là những lời phê bình. Biết lựa lời khi trao đổi là ta trọng người trọng mình . điều này làm cho người nghe kính nể ta hơn. Lời nói khiếm nhã, thô lỗ không những mất tình đoàn kết, có khi dẫn đến những tai họa khôn lường.  Chẳng hạn, một người lãnh đạo nói năng khiêm tốn, cởi mở, vui vẻ luôn luôn được ủng hộ, đồng tình của người duwois quyền . bạn bè thật tình khuyên bảo sửa sai nhau bằng những lời lẽ ôn hòa, dịu dàng tất nhiên bạn dễ chấp nhận tiếp thu….Đây cũng là bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống, đồng thời mối quan hệ giữa người với người trong xã hội trở nên gắn bó, đoàn kết và tốt đẹp hơn.

Xem thêm:  Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi - Văn mẫu lớp 5

Tuy nhiên không phải để cho vừa lòng nhau mà ta nói những lời xu nịnh, a dua. Cách  xử thế như vậy không tốt cần phải tránh .

Lời ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống, giúp ta biết cách đối xử ở đời. Đây cũng là một bài học rèn luyện tu dưỡng đạo đức giúp con người trở thành một người có văn hóa, lịch sự. 

Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm 3

Trong cuộc sống, lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt đối với mỗi người. Để khuyên mọi người có cách nói năng sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Topics #con người #cuộc sống #dũng cảm #học sinh #học tập #lời nói #Lời nói chẳng mất tiền mua #lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau #suy nghĩ #tập thể #tiền bạc #văn giải thích #văn minh