Nghị luận: Nêu ý kiến về hiện tượng xã rác bừa bãi nơi công cộng

Hướng dẫn

Sự tuỳ tiện, bừa bãi không chỉ phản ánh một nền văn hoá công cộng thấp kém mà còn là dấu ấn một cuộc sống hoang dã, một nền sản xuất nhỏ lạc hậu. Trong xu thế hội nhập, khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ đều có thể nhập khẩu. Duy chỉ có con người với những tác phong vốn có là không thể thay thế.

Ngồi trong chiếc thuyền lá trên suối Yến đến động Hương Tích, tôi thấy cảnh một nhóm thanh niên lịch sự hồn nhiên ném những bọc ny lông, tàn thuốc lá xuống mặt nước trong xanh…. Còn đường lên Nam thiên Đệ nhất động không ít cảnh chen lấn, xô đẩy, và những câu chửi thề rất phản cảm. Tại các điểm danh thắng khác như Đền bà Chúa Kho, Hội Lim, cảnh chen lấn, xô đẩy vứt rác bừa bãi cũng khá phổ biến.

Rất dễ dàng bắt gặp cảnh bà mẹ dắt con đi dạo phố, vừa đi vừa ăn quà rồi hồn nhiên vứt rác xuống lề đường hoặc buông những câu văng tục. Những hành vi như vậy, trước hết sẽ được đứa trẻ thu nhận và lặp lại. Đứa trẻ ấy khi lớn lên thành bậc cha mẹ, ai dám đảm bảo rằng sẽ lại không vứt rác ra công viên khi dắt con đi dạo. Thật là vô vọng nếu nhìn vào thực tế đó, chúng ta bắt buộc phải suy diễn theo logic: sự bừa bãi cũng được thừa kế?

Ở Việt Nam chúng ta, nhất là ở các thành phố lớn, rác nằm rơi vãi khắp nơi trên đường phố. Đơn cử trường hợp của thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường trọng điểm, nơi khách du lịch nước ngoài hay đi lại cũng không tránh khỏi tình trạng này.

Thành phố bây giờ đã đẹp hơn, xanh hơn nhờ được cải tạo, chỉnh trang. Nhất là trước các lễ hội, thành phố được trang hoàng; Trước và trong SEA Games lại càng rực rỡ, ngăn nắp hơn nữa. Các chiến dịch ngày chủ nhật xanh, chương trình xanh sạch đẹp, những người lao công thường xuyên nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ ngay vào ban ngày. Và rất nhiều, rất nhiều hành động khác nữa nỗ lực làm đạp, làm sạch thành phố.

Xem thêm:  Em hãy tả về 1 con vật mà em yêu thích (con chó)

Tuy nhiên, tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tồn tại. rất dễ để tìm thấy nhiều mảnh rác dọc theo hai bên tuyến đường; rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mới vừa uống. Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch vứt rác hay thậm chí khạc nhổ xuống đường; Các gia đình sống dọc bên đường mang gói trong bọc ra để xuống lòng đường. Vứt rác nơi công cộng, nhất là nơi có nhiều người tập trung thì rất phổ biến, kể cả ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…

Thành phần tri thức mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng thì thật đáng trách. Các nhà vệ sinh ở các trường học thì thật tồi tệ. Tôi có dịp đến viếng một trường đại học, khi bước chân vào nhà vệ sinh thì phải quay ra vì quá bẩn không thể dùng được. Các sinh viên dùng khăn giấy vứt lung tung quanh bồn rửa mặt. Còn bồn tiểu thì vứt đủ thứ, tàn thuốc, kẹo cao su, giấy vụn vò lại và nhiếu thứ khác nữa.

Cụm từ “không xả rác” đã trở thành điệp khúc. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đâu đó ở các ngã tư, các panô lớn có mang dòng chữ này. Nhiều người cho rằng, hành động xả rác đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ, thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác, v.v. Chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé 4 tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà?

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu - Văn mẫu lớp 12

Tuy nhiên, thói quen này lại dần mất đi khi các em lớn. Tại sao? Vì thầy cô giáo không còn đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn. Thêm vào đó, các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên làm theo. Hơn nữa, vứt rác cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ vào thùng rác. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành.

Một vài đề suất nhỏ:

Khi xả rác hãy nghĩ đến những người nhặt và thu gom rác sau đó. Kẹo cao su với giấy gói, khăn giấy, giấy gói quà, túi xốp, v.v… có thể bỏ vào túi áo hay túi quần và mang bỏ vào thùng rác ở dọc đường hoặc ở nhà. Vỏ hộp sữa hay các loại rác có kích thước lớn hơn, bỏ vào túi xốp và treo ở trên xe gắn máy hay xe đạp, và bỏ vào thùng rác nào tiện lợi nhất. Không nhận tờ bướm quảng cáo phân phát trên đường vì sau đó phần lớn chúng bị vứt bỏ trên đường.Không ăn hoặc uống trên đường. Luôn nhắc nhở trẻ em không xả rác.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo tôi, là do sự giáo dục về vệ sinh môi trường tại VN chưa được quan tâm đúng mức. Người ta có thể đặt thêm nhiều thùng rác ở VN, nhưng điều đó chưa chắc sẽ đồng nghĩa với việc giải quyết được nạn xả rác bừa bãi. Tôi đã từng thấy rất nhiều người Việt thản nhiên ném bao, ly nhựa xuống đất khi đang đi đường, hoặc những tốp thanh niên đi picnic cứ vô tư để lại trên đất cơ man là khăn trải, đĩa, bịch nilông… dẫu thùng rác được đặt kế bên!

Xem thêm:  Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong chuyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

Liệu có bao nhiêu người trong số những người xả rác ấy biết được phải mất cả hàng ngàn năm để những vật dụng bằng nhựa bị phân hủy và hậu quả của nó lớn như thế nào? Tôi tin chắc nhiều người trong các bạn nghĩ môi trường sống xung quanh là “của chung” chứ đâu phải “của riêng”, vì vậy thật vô lý và rất khó để đòi hỏi các bạn phải hết sức gìn giữ. Quan niệm như vậy là thiển cận và ích kỷ.

Mình đã từng làm việc trong nhiều công ty nước ngoài, các giám đốc người nước ngoài luôn chê người VN “chỉ biết tranh cãi nội bộ, giậu đổ bìm leo”. Sao mỗi người VN chúng ta, đang và sắp làm việc cho các công ty ngoài quốc doanh, không cố gắng tạo dựng hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên công nhân dưới mắt đồng nghiệp quốc tế? Tự tạo dựng hình ảnh tốt về bản thân, đất nước mình đến những người nước ngoài, rồi tiếng lành đồn xa. Có thể chậm nhưng mà chắc.

Thay đổi hành vi, lối sống

Hàng triệu hành động, công sức, tâm huyết vì một hình ảnh VN tươi đẹp sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi du khách đến Việt Nam vẫn gặp cảnh chèo kéo, đu bám, cởi trần, lạng lách, khạc nhổ, vứt rác… nơi công cộng. Muốn vậy cần có những hành động và sự thay đổi trong nhận thức, tư duy, hành vi, lối sống của mỗi công dân trong xã hội.

Hocvanvanhoc.com

Topics #bản thân #cá nhân #cô giáo #con người #công viên #cuộc sống #Đất nước #gia đình #giáo dục #hành động #hồ chí minh #học sinh #lối sống #môi trường #Môi trường sống #thanh niên #thầy cô #thầy cô giáo #trường học #vệ sinh #xe đạp