Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ – Bài làm 1 của một bạn học giỏi Văn tỉnh Quảng Nam

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những truyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thơi phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.

Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chúc phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của ngô Từ Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho 1 cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ . Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng.  Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ.

Tuyên chiến với 1 kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay.  Cau hỏi của Tử Văn với Thổ Công :"Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là cuâ hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.

Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Công, nhưng với 1 người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, "phải đến nương tựa đền Tản Viên","phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi" thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở "ngoại viện"? cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tanh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh. Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe 1 bên nguyên, Diêm Vương – vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cú từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.

Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cợi "truyền thống nhân đạo và yêu nước" cuả dân tộc VN: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà  chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.

Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ – Bài làm 2

Truyền kì mạn lục là một tập truyện hay mà cho đến nay nõ vẫn còn nguyên giá trị. Với tính chất hư cấu những câu chuyện hiện lên thật hay và hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã thành công với tác phẩm này. Trong truyền kì mạn lục có rất truyện hay nhưng tiêu biểu nhất có lẽ là chuyện chức phán ở đền Tản Viên. Câu chuyện kể về một chàng trai cương trực thẳng thắn tên là Ngô Tử Văn.

Trước hết là tác phẩm truyền kì mạn lục thì chúng ta biết rằng tập có 20 truyện mỗi truyện nói có nội dung khác nhau. Những tựu chung lại thì ta thấy được tất cả đều có những yếu tố kì ảo. Nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo ấy để thể hiện cái hiện thực khách quan. Trong truyện Truyền kì, thế giới con người với thế giới cõi âm với những thần linh, ma quỷ có sự tương giao làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những chi tiết phi hiện thực là những vấn đề cốt lõi của đời sống xã hội cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với nhân sinh.

Ngô Tử Văn là một chàng trai chính nghĩa ngay thẳng không sợ bắt cứ điều gì. Khi ấy ở làng của Tử Văn có một cái miếu, trước cái miếu ấy cũng rất linh thiêng đến những năm có chiến tranh thì có hồn của một tên quân xâm lược chiếm ngôi miếu ấy biến thành ma quái làm cho nhân dân phải cống nạp cho thật nhiều bằng không sẽ nhận lấy những hậu quả lớn. Tử Văn một người rất ghét cái ác và luôn bảo vệ những cái thiện những người yếu. Chính vì thế mà anh đã quyết định đốt ngọn đền miếu đó đi. Ai cũng lo cho Tử Văn nhưng anh thì lại không bận tâm. Hành động của Tử Văn thể hiện rất nhiều điều. Nó vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm. Không chỉ vậy việc làm của Tử Văn còn giúp cho nhân dân thấy được sự mê tín của mình khi cống nạp cho tên giặc mà không hề hay biết.

Ngày hôm ấy Tử Văn về thì thấy bị đau đầu chóng mặt. Bỗng có một linh hồn đến và nói với Tử Văn rằng anh nên đi xây lại ngôi miếu ấy. thế nhưng Tử Văn không chịu. Chàng nhất định không xây và đuổi hắn đi. Tên giặc kia tức giận và dọa là Tử Văn sẽ chết. Thế nhưng anh vẫn không thay đổi quyết định. Và hôm ấy anh đau đầu chóng mặt thật. Một ông lão của xuất hiện và cho biết là người chủ của cái đền kia còn tên giặc kia đã cướp của ông ấy. Ông nói cho Tử Văn những chuyện ấy và những chuyện sắp xảy ra, dặn Tử Văn làm theo những lời ông nói thì sẽ thoát chết. Hành đông kiên quyết ấy của Tử Văn kết hợp với những yếu tố kì ảo linh hồn kia thể hiện sự thẳng thắn cương trực không sợ những thế lực tà ác của anh.

Và đúng như những gì ông lão nói, Tử Văn thấy đau đầu chóng mặt và khi mở mắt ra anh đã ở dưới địa phủ. Ban đầu họ không cho anh gặp Diêm Vương mà định đưa anh đi hành quyết luôn. Tử Văn kêu to làm cho Diêm Vương nghe thấy bèn cho gọi cái người đã làm huyên náo mất trật tự nơi Diêm Phủ. Đến đây Tử Văn mới xin kể hết những câu chuyện mà ông lão ấy nói cho Tử Văn biết. Và nói rằng nếu như không tin thì có thể sai người đến tận nơi để hỏi ra sự thật. Tên giặc kia cũng ở đấy ban đầu khi nhìn thấy Tử Văn hắn đã nói những điều sai sự thật nhằm tăng thêm tội cho anh. Nhưng khi anh nói đến chuyện hắn cướp ngôi đền ấy mạo danh người chủ cũ của ngôi đến thì miệng lưỡi của hắn có phần bớt dẻo hơn. Và Diêm Vương thấy nghi ngờ cho nên đã cho người đi tìm hiểu sự thật sau khi biết được sự thật ấy thì Tử Văn được sống trở lại còn tên giặc kia phải chịu hình phạt thích đáng. Kết cục ấy cho ta thấy được người tốt và những việc làm tốt, cái thiện luôn luôn thắng cái gian tà độc ác. Người xưa đề cao cái thiện và quyết tâm diệt trừ những cái ác.

Xem thêm:  Phân tích tình huống nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

Tử Văn khi tỉnh dậy nghe bà con kể mới biết mình đã chết được hai ngày. Ông lão kia được trở về ngôi đền của mình bảo vệ cho nhân dân. Còn Tử Văn vì có công cho nên ông lão kia đã xin cho Tử Văn làm chức phán sư ở đền Tản Viên. Ông khuyên Tử Văn rằng sống hay chết thì cũng chẳng có sao miễn sao mình góp sức bảo vệ được cho nhân dân. Nay ở đền Tản Viên còn thiếu chân phán sự mà nếu như Tử Văn không làm thì sẽ có người thay thế ngay. Vì thế ở đời không sao thoát khỏi cái chết thì mong Tử Văn chấp nhận làm phán sự ở đó. Như vậy có thể nói sống hay chết không quan trọng mà cái quan trọng là giúp đỡ được nhân dân. Cho nhân dân một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đặc biệt là bảo vệ được cái thiện cái chính nghĩa trên cuộc đời này.

Qua đây ta thấy được một cái kết viên mãn giống y như cốt truyện cổ tích. Qua cốt truyện đơn giản ấy ta thấy được những phẩm chất đáng quý của người anh hùng Tử Văn. Một sự chính trực, thẳng thắn và không sợ điều gì khi việc làm của anh là đúng. Cái chức phán sự kia giống như một cái anh đạt được nhờ việc làm tốt của mình.

Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ – Bài làm 3

“Truyền kì mạn lục” do Nguyễn Dữ người Gia Phúc, Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương) sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, gồm 20 truyện. “Truyền kì mạn lục” là đỉnh cao đánh dấu bước trưởng thành của loại hình truyện ngắn, đc đánh giá là kiệt tác, bộ sách “thiên cổ kì bút” trong kho tang Văn xuôi VN thời trung đại. “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một trong những truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ, ca ngợi đức cương trực, lòng nghĩa khí và sự chiến thắng của kẻ sĩ đối với bọn gian tà; đồng thời tố cáo cường quyền phong kiến về bè với nhau hãm hại dân lành, lên án lũ giặc xâm lược, dù đã chết mà vẫn còn gây tội ác.

Diễn biến các sự việc trong “chuyện chức phán sự đền tản viên” cơ bản tuân theo trật từ thời gian, có khởi đầu, có cao trào và đi đến kết thúc có hậu. Chuyện kể về Ngô Tử Văn, tên là Soạn, quê ở Lạng Giang – Yên Dũng. Ngô Tử Văn là người có tính cách cương trực, khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà là không thể chịu nổi. Cách giới thiệu nhân vật theo motip kể truyện truyền thống đã tạo ấn tượng cho người đọc về tính cách nhân vật, xác định rõ nét trong tính cách của kẻ sĩ. Hành động châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn xuất phát từ việc tên bộ tướng của Mộc Thạch thời nhà Minh là viên bách hộ họ Thôi tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người nước Việt, sau đó hồn ma họ Thôi tranh giành, cướp quyền vị thần người Việt và “từ đấy làm yêu quái trong dân gian”. “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Chàng “tắm gội sạch sẽ” để muốn chứng tỏ sự trong sạch của mình, hành động đốt đền là hành động chính nghĩa vì dân chứ không phải một phút nông nổi. Chàng muốn trời chứng giám cho mình, muốn nhận đc sự ủng hộ từ trời và người. Chính nhờ hành động đó mà Tử Văn thấy mình có sức mạnh, rất vững tâm. Mọi người đều “lè lưỡi, lắc đầu, lo sợ thay cho Tử Văn”, nhưng chàng thì “vung tay không cần gì cả”.Đối lập với sự sợ hãi và lo lắng của mọi người, Tử Văn vẫn giữ vững bản lỉnh của mình. Chàng dám làm và dám chịu trách nhiệm về hành động đó, không hề bị nao núng. Hành đọng kịch đạt kịch tính ở độ cao từ hành động đốt đền của Tử Văn. Câu chuyện có sức cuốn hút mạnh. Không nói ra, nhưng không ai không có câu hỏi dấy lên trong lòng. Như vậy rồi sẽ ra sao?

Khi chàng về đến nhà thì “không còn vung tay không cần gì cả nữa, mà đã thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run…sốt nóng, sốt rét”. Trong cơn sốt Tử Văn thấy tên giặc xuất hiện trong hình dáng của một kẻ sĩ: đầu đội mũ trụ, cao lớn, khôi ngô, xưng là cư sĩ, cách trình bày ra vẻ trân trọng. Qua các hành động đã thể hiện đc sự giả dói của hắn. Hắn đến trách Tử Văn bắt đầu bằng nguyên lí đạo nho: “nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao?”. Rồi hắn yêu cầu Tử Văn phải xây trả lại ngôi đền. Không những thế hắn còn đe dọa sẽ kiện Tử Văn ở Minh Ti. Đối lại, Tử Văn: “măc kệ, cues ngồi ngất ngưởng, tự nhiên”. Và khi tên giặc tức quá không làm đc gì thì hắn phất áo ra đi, còn Tử Văn vẫn cứ một mực điềm nhiên. Qua hành động và dánh ngồi ngất ngưởng của Tử Văn, ta thấy đc thái đọ ngang tang, ngạo nghễ của chàng. Ở dáng ngồi ấy, Tử Văn dường như không thèm để ý đến mọi lời của viên bách hộ họ Thôi. Bên ngoài Tử Văn không hề biến đổi. Nhưng bên trong đã phục sẵn một tình thế đảo ngược: cái mặc kệ, ngất ngưởng của Tử Văn, cái bất biến ấy mới là sức mạnh so với cái vạn biến. Có điều ở đây nó chưa đc phép bộc lộ ra hết. Nó như một thứ im lặng, nhưng là một thứ im lặng nín hơi, thu sức vào bên trong, chờ đợi cơ hội. Cái gian tà cứ việc mà lên giọng, gào thét, cái cương nghị cứ lặng thinh như tảng đá lầm lì.

Tử Văn chưa hết ngạc nhiên về tên giặc tự xưng là thổ thần, thì bỗng thổ thần xuất hiện. Trái hẳn với tên giặc, chỉ là “một ông già, áo vải, mũ đen, từ tốn, lễ độ”, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh. Cách giới thiệu vẫn trân trọng, nhưng thân mật, gần gũi, đúng là một vị thổ thần dân tộc. Ông già kể sự thật về tên giặc kia cho Tử Văn nghe và cuối cùng không quên dặn dò một cách tha thiết và tội nghiệp:” Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thấy cũng khó lòng thoát nạn”.Thổ công cũng giúp Tử Văn cách chống lại tên giặc. Trái lại với lúc đối mặt với tên giặc Tử Văn không nói một lời, thì nay Tử Văn nói năng linh hoạt, cởi mở hẳn lên. Tử Văn kêu sao lại lắm thổ thần, hỏi ông già sao lại không kêu oan với thượng đế?. Đặc biệt Tử Văn còn tỏ ra nao núng: “Hắn nếu thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” Tại sao vậy? Bởi đối với tên giặc kia, Tử Văn phải giữ mình nên phải im lặng, giấu cái thực vào cái hư. Còn đối với ông già thì Tử Văn coi là chỗ thân tình. Chỉ ngạc nhiên chút xíu sau đó là thông cảm, mến thg nên cũng chẳng giấu gì nỗi xao xuyến trong lgtrc thế lực của tên giặc kia. Không xao xuyến làm sao đc, Tử Văn chỉ một mình, chỉ mỗi một tấm lòng cưng trực, nghĩa khí. Vậy có khác gì ông già chỉ “khư khư một tấm lòng thành thực”. Ông già bị vùi dập thì Tử Văn cũng sẽ vậy. Cho nên nỗi lo sợ của ông già cuối đoạn văn cũng là nỗi lo sợ cho cả Tử Văn.

Xem thêm:  Em hãy thuật lại một buổi dạo chơi thú vị mà em nhớ nhất - Văn mẫu lớp 5

Bây giờ không còn là cảnh trần gian nữa mà là cảnh âm ti. Tình thế đang ngày càng nguy hiểm với Tử Văn. Bát đầu Tử Văn vung tay không sợ, nhưng rồi sốt li bì, nay thì chết hẳn và bị quỷ sứ bắt đi rất gấp. Con đường đến minh ti, Tử Văn đi qua một con sông dài: thấy những con quỷ mắt xanh, tóc đỏ: đi qua cây cầu dài hơn nghìn thước: cảm nhận đc cái mùi tanh của cõi âm và song xám. Với việc sử dụng gam màu tối & lạnh, tác giả đã khắc họa đc một đặc trưng của cõi âm lạnh lẽo và thiếu sinh khí.. Đến minh ti, Tử Văn gặp Diêm Vương, bị quát và đe dọa. Tử Văn không hề nao núng, chàng trả lời rành rọt, rõ rang khiến cho Diêm Vương phải nghi ngờ. Tử Văn một mực kêu oan. Chàng đấu tranh đến cùng cho lẽ phải, công lí. Cuối cùng Diêm Vương đã cho người đi điều tra. Sự thực chứng tỏ rành rành. Tử Văn đc minh oan, viên bách hộ họ Thôi bị trừng phạt. Tử Văn đc nhận chức phán sự. Đây là chức quan coi việc xử án. Tử Văn rất xứng đáng với phần thưởng này bởi lẽ chàng là người cương trực, biết lẽ đúng sai, phải trái, xứng đáng là người giữ cán cân công lí. 

Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ – Bài làm 4

Người xưa có câu: “cây ngay không sợ chết đứng”, “ở hiền thì sẽ gặp lành”. Thật đúng vậy, những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp, gặp dữ hóa lành. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn khẳng khái, cương nghị trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, qua đó thể hiện nhiều tư tưởng sâu sắc.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những truyện hay, truyện tiêu biểu của Truyền kì mạn lục – một tác phẩm nối tiếng và để đời của Nguyễn Dữ. Cũng giống như những truyện khác trong “Truyền kì mạn lục”, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Hồn ma tên tướng giặc ngoại xâm tử trận tác oai tác quái, làm hại dân lành. Khi bị Tử Văn đốt đền thì hắn hiện lên báo mộng, dọa dẫm và đòi đi kiện Diêm Vương. Tử Văn ốm rồi chết, xuống địa phủ chầu Diêm Vương. Quang cảnh thế giới âm phủ là một thế giới kì ảo và cảnh Diêm Vương vừa thật vừa không thật. Được Diêm Vương xử án xong, Ngô Tử Văn trở về dương thế, hai ngày sau lại mất, hồn đi nhận chức phán sự đền Tản Viên.

Ben cạnh những yếu tố hiện thực, những yếu tố hoang đường đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên đặc sắc và hấp dẫn. Chính vì thế mà mặc dù biết là hư cấu nhưng người đọc vẫn không thể ngừng theo dõi diễn biến của câu chuyện được. Qua việc sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo, Nguyễn Dữ cũng nhằm thể hiện một ý tưởng nghệ thuật của mình, đó là: thế giới cõi âm cũng chính là sự phản chiếu bóng dáng cuộc đời thực. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” vì thế đã trở thành một bức tranh hiện thực về một xã hội đen tối, ở đó những kẻ đại diện cho công lý lại chính là những kẻ bất lương, vô nhân đạo nhất. Truyện cũng còn ca ngợi con người dám đấu tranh đến cùng cho chính nghĩa qua hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn.

Tử Văn được giới thiệu là người “khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương phương”. Chính tính cách này của Tử Văn đã dẫn tới hành động đốt đền khi thấy bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã “làm yêu làm quái trong dân gian”, bao phen làm hại dân lành.

Hành động đốt đền đã khơi dậy một cuộc chiến quyết liệt giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc, mà thực chất đó chính là cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, giữa cái thiện và cái ác, giữa công bằng dân chủ và áp bức bất công. Hành động của Ngô Tử Văn cũng cãng khẳng định tính tình cương trực, quyết đoán của chàng. Để trừ hại cho dân, chàng đã dám đốt đền – việc mà xưa nay chưa ai dám làm vì động chạm đến thần linh. Nhưng Tử Văn là người đọc sách thánh hiền, chàng hiểu rõ việc mình làm, cho nên trước khi đốt đền “tắm gội chay sạch, khấn trời” rồi mới “châm lửa đốt đền”.

Sự khẳng khái, cương trực của Tử Văn còn thể hiện qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Khi sống hắn là kẻ xâm lược nước ta, đến khi bỏ mạng ở nước Nam thì lại tranh miếu Thổ địa, vậy mà còn láo xược dám đến mắng mỏ, đe dọa Tử Văn. Trước sự ngang ngược trắng trợn của hồn ma tướng giặc, chàng không hề khiếp sợ mà vẫn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Điều đó càng chứng tỏ một khí phách cứng cỏi, một niềm tin vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Vì cảm kích hành động chính nghĩa của chàng mà Thổ thần đã đến dặn dò chàng, đồng thời nhận lời giúp đỡ nếu Tử Văn cần đến người làm chứng.

Bản lĩnh kiên định, chính nghĩa của Tử Văn được thể hiện rõ nhất trong khi chàng lôi xuống âm phủ và hầu kiện với Diêm Vương. Bị lũ quỷ sai nha lôi xuống địa phủ, đi qua những cảnh âm tào rùng rợn, nào quỷ dạ xoa, nào qua sông “gió tanh sóng xám”, hơi lạnh đến thấu xương nhưng Tử Văn không hề run sợ, không vì thế mà trở nên chùn nhụt, khúm núm. Ngay cả khi bị quy kết “tội ác sâu nặng, không được dự vào hàng khoan giảm”, Tử Văn không tâm phục, một mực kêu oan, đòi phải xét xử minh bạch. Khi đối diện với Diêm Vương uy quyền và trước những lèo lá tráo trợn của hồn ma tướng giặc, Tử Văn cũng không hề nao núng, ngược lại còn đanh thép vạch trần những tội ác của tên tướng giặc với những bằng chứng mà hắn không thể nào chối cãi. Vì sự chính nghĩa, chàng đã hết lòng đấu tranh và cuối cùng cũng đã chiến thắng được tên giặc hung ác, trả lại chức vị cho Thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Không những thế, vì có nhân cách cao đẹp mà Tử Văn còn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn công lí.

Ngược lại với sự cương trực, ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, giảo hoạt của viên Bách hộ họ thôi. Vốn là một tên tướng giặc bại trận bỏ thân nơi đất khách, hắn trở thành môt hồn ma lưu vong, không người cúng tế. Nhưng ngay cả khi chết đi rồi thì bản chất xâm lược của hắn vẫn không hề mất đi. Hắn cướp ngôi đền của Thổ thần, tác oai tắc quái làm hại dân lành nếu không cúng tế cho hắn. Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn còn trịnh thượng đến dọa nạt, dùng lời lẽ đạo Nho kẻ sĩ để buộc tội. Thấy Tử Văn không hề run sợ, hắn có tìm đến tận Diêm Vương để nhờ trừng trị. Đây đích xác là một kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Khi có nguy cơ bị bại lộ thì hắn lấp liếm, ra vẻ từ bi độ lượng nhưng nhờ có Diêm Vương phán xét, kẻ gian trá như hắn đã bị trừng trị thích đáng. Nếu như Tử Văn là một hàn sĩ áo vải đại diện cho chính nghĩa và tinh thần đấu tranh vì lẽ phải thì hồn ma tên tướng giặc chính là đại diện cho kẻ xâm lược gian ác, xảo quyệt. Xây dựng hai nhân vậ này, tác giả đã thể hiện tinh thần chính nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa, bất lương của bọn cướp nước. Người chính trực dù chết vẫn chính trực, kẻ tiểu nhân thì về cõi tào địa phủ cũng vẫn xảo trá, đê tiện.

Xem thêm:  Em hãy viết bức thư cho Upa nói về Âm nhạc

Qua cuộc đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa, trừ hại cho dân, hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Đó là một con người khẳng khái, chính trực, bản lĩnh vững vàng để bảo vệ công lý, chống lại cái xấu cái ác. Qua đây, tác giả cũng thể hiện niềm tin về sự chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh với cái xấu, cái ác đến cùng. Truyện cũng ngầm phản ánh xã hội thực tại với đầy rẫy những bất công, những quan tham thì nhận của đút, cái ác thì hoành hành, công lý thì bị che mắt. Tất cả những ý nghĩa nhân đạo, nhân văn này đã góp phần làm nên đặc sắc cũng như thành công cho tác phẩm.

Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ – Bài làm 5

I. MỞ BÀI

–     Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, thời kì rối ren của lịch sử phong kiến nưởc ta. Truyền kì mạn lục do Nguyễn Dữ viết gồm hai mươi truyện bằng văn xuôi chữ Hán, kể chuyện dân gian, chuyện thật trong đời và một số truyền thuyết. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện đặc sắc trong Truyền kì mạn lục.

–     Truyện ca ngợi tính cương trực, lòng cương trực của nhân vật trung tâm Ngô Tử Văn, qua đó khẳng định niềm tin chính nghĩa thắng gian tà.

II. THÂN BÀI

A. NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN: NGÔ TỬ VĂN

1. Ngô Tử Văn là kẻ sĩ khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, Chàng quyết định đốt đền thờ của hồn tên tướng giặc họ Thôi, tranh chiếm miếu đền của Thổ Công sở tại, làm yêu quái trong dân gian. Theo quan niệm của người xưa, đốt đền là việc động chạm đến "thần", một quyền lực tối cao, mà đền là nơi chỉ thờ những thần có công lao giúp nước, hộ dân. Do đó Tử Văn đốt đền tà là hợp với lòng dân. Hơn nữa, trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời. Điều đó cho thấy tấm lòng thành khẩn của Tử Văn đối với trời đất. Như vậy, hành động đốt đền của Tử Văn xuất phát từ một ý thức rõ ràng, từ một con người cương trực, thấy sự gian tà thì không chịu được.   .

2. Đốt đền xong, Ngô Tử Văn phải ứng phó với bốn sự kiện thật căng thẳng, rùng rợn. Các sự kiện trên xảy ra trong thời gian rất nhanh, chỉ từ ngày hôm trước đến "nửa ngày" hôm sau. Với tính cương trực, ý tưởng "đức trọng quỷ thần kinh", niềm tin chính nghĩa thắng gian tà, Ngô Tử Văn lần lượt gặp các nhân vật quỷ, thần và chủ động bày tỏ thái độ, giải quyết từng sự việc. 

–     Với viên Bách hộ họ Thôi: Khi thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ… tự xưng là cư sĩ đòi dựng trả ngôi đền, Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.

–     Với Thổ Công: Khi thấy một ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, tính tình khiêm tốn đến tỏ lời mừng, Tử Văn kinh ngạc: "Sao mà nhiều thần quá vậy ?".

Khi nghe Thổ Công kể lại sự tình, Tử Văn cặn kẽ hỏi: "Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?".

–     Với hai con quỷ và Diêm Vương: Đến vương phủ, không khí rùng rợn, mặc dù bị đe dọa, vu cáo ("Tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm"), mặc dù bị sỉ nhục ("tên này bướng bỉnh ngoan cố"), rồi bị Diêm Vương mắng và uy hiếp… nhưng Tử Văn vẫn khảng khái: "Ngô Soạn này là kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian".

Cuối cùng, tính cách cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, đầy chính nghĩa của Tử Văn đã thắng gian tà.

3. Đoạn cuối truyện đã khẳng định người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị trừng phạt, về danh nghĩa, Tử Văn chết, nhưng thực chất chàng trở nên bất tử: làm thần. Người có tính cách cương trực như Tử Văn thật đáng được trọng dụng vào chức quan phán sự.

B. NHÂN VẬT PHẢN DIỆN: VIÊN BÁCH HỘ HỌ THÔI

Đây là một bộ tướng của Mộc Thạnh, bị tử trận khi quân Minh xâm lược Đại Việt. Hồn hắn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của Thổ Công, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thám ngược, hưng yêu tác quái…

–     Sau khi đền bị đốt, hắn đến nhà Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa Tử Văn, không được thì tức giận, thề thốt, phất áo ra đi.

–     Ở vương phủ, hắn đến trước Tử Văn để kêu cứu và kiện cáo, thấy Tử Văn cứng cỏi tâu trình, hắn ngoan cố vu vạ, không được thì lập lờ biện bạch.

–     Cuối cùng, hắn bị trừng trị đích đáng: bị lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu u.

Hành động của tên Bách hộ họ Thôi thể hiện tính cách của một tướng giặc Minh bại trận, lúc sống đã mang dã tâm đi xâm lược nước khác, mưu đồ làm việc phi nghĩa, đến lúc chết vẫn hiện nguyên hình một kẻ lừa đảo. Tính cách đó được thể hiện nhất quán trong mọi cử chỉ, hành động và cuối cùng bị Diêm Vương trừng trị đích đáng.

C. NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN.

–     Truyện kể về sự đấu tranh sống còn giữa hai thế hệ: một bên là con người (do Ngô Tử Văn đại diện), một bên là thần linh ma quỷ (Minh ti, hồn ma viên Bách hộ họ Thôi…). Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là khẳng định chính nghĩa thắng gian tà, cái thiện thắng cái ác.

–     Hơn nữa, tác giả viết truyện này vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, có thể phản ánh xã hội đương thời: chế độ phong kiến suy vi (nhà Lê dần suy yếu, chính quyền chuyển sang tay nhà Mạc). Chính ý nghĩa khách quan của truyện (ca ngợi đức tính cương trực, lòng nghĩa khí, khẳng định chính nghĩa thắng gian tà, lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền hãm hại dân lành) cũng là một nội dung hiện thực đáng chú ý.

III. KẾT BÀI

–     Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bao phủ nhiều yếu tố siêu nhiên, giàu tính biểu tượng, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã lôi cuốn người đọc qua những xung đột liên tiếp, giàu kịch tính.

–     Về nội dung ý nghĩa, truyện đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ: cương trực, dũng cảm, quyết đoán trong hành động và quyết tâm chống những thế lực đen tối, gian tà. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, truyện thể hiện rõ ý nghĩa tích cực trong tư tưởng của tác giả.

Topics #A Phủ #Cảm nhận #chiến thắng #chiến tranh #Chuyện chức phán sự đền Tản Viên #cơ hội #con đường #con người #cuộc sống #dũng cảm #giới thiệu #nguyễn du #niềm tin #phân tích #Sỉ #thời gian #tự tin #văn phân tích