Đề số 1: Từ bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông, Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chin chữ ghi lòng con ơi. Anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về bổn phận làm con với cha mẹ. – Văn mẫu lớp 7

Hướng dẫn

I- DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Ca dao là một kho tàng vô giá, là vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân

– Một trong những nội dung sâu sắc của ca dao là những câu ca viết về tình cảm gia đình, tiêu biểu là câu Công cha như núi ngất trời…Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

. Từ nội dung bài ca dao khiến chúng ta phải suy nghĩ về bổn phận của người làm con đối với cha mẹ.

2. Giải quyết vấn đề:

1. Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của bài ca dao:

– Bài ca dao trước hết khẳng định, ngợi ca công lao trời biển của cha mẹ

+ Nghệ thuật so sánh được sử dụng triệt để, hình ảnh so sánh to lớn, vĩ đại núi ngất trời, nước biển Đông -> nhấn mạnh công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với mỗi con người.

+ Sự tinh tế, chính xác trong việc sử dụng từ ngữ: công cha, nghĩa mẹ. Hình ảnh người cha bao giờ cũng hiện lên tầm vóc phi thường với công lao to lớn, còn hình ảnh người mẹ lại thường hiện lên với tình cảm dạt dào, vô bờ, như nước ngoài biển Đông không gì đo đếm được.

– Hai câu cuối bài ca dao nhắc nhở bổn phận của người làm con phải ghi lòng, nhớ ơn cha mẹ bằng hình ảnh ước lệ, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như một lời nhắn nhủ.

2. Suy nghĩ về bổn phận của người làm con đối với cha mẹ:

– Người làm con phải có tấm lòng hiếu thảo đối với người đã có công sinh thành, dưỡng dục mình.

– Yêu thương và thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn, vất vả của cha mẹ.

– Biến nhận thức, tình cảm thành hành động cụ thể: quan tâm, chăm sóc cha mẹ, không làm những điều để cha mẹ phiền lòng, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, sức yếu.

– Liên hệ bản thân

3. Kết thúc vấn đề:

– Nhớ ơn cha mẹ, làm tròn đạo hiếu là một trong những nét đẹp trong đạo đức truyền thống của người Việt…

– Trong xã hội hiện đại, vấn đề này lại càng được đặt ra để giáo dục quan niệm sống, lối sống đúng đắn cho giới trẻ, để họ biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp trong gia đình…, đặc biệt phải ý thức được trách nhiệm, bổn phận của người làm con đối với cha mẹ.

Xem thêm:  Nghị luận vấn đề: Con ngoan trò giỏi

II – BÀI LÀM

Ca dao là lời hát, là cây đàn, là điệu múa tuyệt diệu của những con chữ. Thật kì diệu, tự bao đời, những lời ca dao tựa cơn gió qua từng luỹ tre làng, lan xa theo hương lúa, xuôi ngược trên từng dòng sống cùng nhịp chèo êm ái tới từng miền đất Tổ quốc. Kì diệu hơn, trong từng ấy câu chữ ít ỏi, qua lời ru của bà, qua câu hát của mẹ, qua bài giảng của cô, mỗi câu ca dao mở ra biết bao điều cho em suy nghĩ. Ngày bé em đã thuộc làu:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Những câu chữ mượt mà, nhẹ nhàng ẩn chứa lời dặn dò tới những người làm con về bổn phận ở đời với cha mẹ.

Trước hết nói về bài ca dao. Hẳn rằng ai trong chúng ta cũng. không còn xa lạ. Từng câu chữ thiết tha, sâu lắng như tạc vào lòng người từ tấm bé.

Với nghệ thuật so sánh: “công cha”- cao như núi, nghĩa mẹ”. rộng như đại dương mênh mông. Chiều nào cũng vô tận như tình cha mẹ không sao kể xiết, không sao đo đếm.

Cha mẹ sinh ra ta, cho ta cuộc sống: cho ta điều kì diệu nhất trên đời rồi chăm sóc ta tới ngày ta trưởng thành cứng cáp bước ra đời. Từ dòng sữa ngọt ngào tấm bé tới những bài học cho chuyến đi xa đầu tiên trong cuộc đời. Từng phút giây bên ta, từ giấc ngủ của ngày xửa ngày xưa, “chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”, cho tới thành công nho nhỏ giờ này ta còn cần gì hơn nột câu khích lệ, một lời động viên của cha mẹ khi ở bên: “cố lên con”.

Có câu chuyện kể rằng, xa kia, khi Thượng Đế tạo ra ngừơi cha, có vị nữ thần đã hỏi rằng, tại sao Người lại tạo ra người cha như thế. Người cha ấy quá cao với những đứa con, để hai cha con có thể nhìn thấy nhau dễ dàng.Đôi bàn tay người cha thật thô ráp để có thể âu yếm con, để có thể thắt cho con chiếc nơ hồng xinh xắn. Thượng Đế đã trả lời rằng, người cha thật cao là tầm cao để con vươn tới, còn đôi tay thô ráp kia là đôi tay để cha dắt con và mẹ qua mọi sóng gió. Thế đấy, bao tuyệt tác trên đời, có tuyệt tác nào hơn cha mẹ những người vĩ đại nhất trong lòng con.

Công lao cha mẹ kể thật khôn xiết. Như núi ngất trời không ai đo được, như nước ngoài bể ai đong bằng hết

Quả thật:

“Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đờn không đây”.

Cha – mẹ mỗi người là một dây đàn, mỗi người một cung bậc riêng, đánh lên bản nhạc kì diệu của cuộc đời chúng ta..

Từ hai câu đầu ca ngợi công lao, ở cặp lục bát sau các tác giả dân gian gửi lời nhắn nhủ: tình cha mẹ mênh mông là thế, nhận làm

ái đặt chữ hiếu lên đâu, phải biết làm thế nào cho vừa lòng mẹ cha, cho xứng với công lao trời bể ấy..

Ở câu thứ tự, tác giả dân gian đặc biệt nhấn mạnh tới “cù lao chín chữ”. Cụm từ này tức “cửu tự cù lao”. Cù lao là cần cù lao nhọc, còn chín chữ là: sinh (sinh thành), cúc (nâng đỡ), phủ (vỗ về), xúc (cho bú), trưởng (nuôi lớn), cố (trông nom), phục (chăm sóc), và phúc (che chở).

Một cụm từ ngắn gọn mà bao hàm cả công ơn của cha mẹ. Viết ra thì dễ dàng như vậy đấy, nhưng để được chín chữ cù lao trọn vẹn ấy cho con, chắc hẳn cha mẹ không dễ dàng gì:

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài mẹ thức cả năm”

– “Ba năm bú mởn con thơ..

Kể công cha mẹ biết cơ ngần nào

Dạy rằng chín chữ cù lao

Bể sau không bi, trời cao không bì”.

Ca dao là thế, giản dị mà sâu xa. Qua bài ca dao trên ta có thể thấy được quan niệm về bổn phận của người làm con với cha mẹ, đó là làm con phải giữ đạo hiếu làm đầu.

Đạo hiếu vốn từ lâu đã được người Việt lấy làm trọng. Đạo hiếu hay đạo làm con là một nét truyền thống đặc trưng của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Từ xa xưa, trong tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt đã có tục phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà tổ tiên. Theo thời gian, nó trở thành một nét văn hoá. đặc sắc của dân tộc ta.

Là một truyền thống lâu đời của dân tộc, chữ hiếu luôn được đề. cao. Nó là nền tảng của một gia đình, từ đó mà anh hưởng tới cả xã hội.

Vậy, thế nào là một người con có hiếu? Như đã nói ở trên, với những quan niệm về chữ hiếu khác nhau hắn sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Thời Trung đại, ta bắt gặp Nguyễn Trãi, ông vì chữ hiếu mà xin theo cha đi đày, để chăm sóc cha và cũng chính vì chữ hiếu mà ông ở lại, vì theo ý cha, muốn ông ở lại trả thù nhà, đền nợ nước, Ấy là chữ hiếu gắn với chữ trung.

Xem thêm:  Tình thương là hạnh phúc của con người

Còn ngày nay, khi mà thời gian đã cách xa thời Trung đại rất lâu, hẳn cái nhìn về chữ hiếu, trên nền cổ điển mang tính dân tộc ít nhiều đã thay đổi. Trong câu ca dao đã cho có nhắc:

“Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Tức là nhấn mạnh về mặt tấm lòng. Một người con có hiệu trước hết phải là người luôn có ý thức biết ơn cha mẹ vì công sinh thành và công giáo dưỡng:

“Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Công ơn cha mẹ cho ta được nhìn thấy cuộc sống tơi đẹp, rồi nuôi nấng ta, cho ta biết cuộc sống còn nhiều điều tuyệt vời hơn ta thấy, quả thật chất cao hơn núi:

“Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”.

“Bao giờ cá lý hoá long,

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa”.

Thứ hai, biết cha mẹ khổ công như thế nào, làm con ta càng cố tu dưỡng bản thân, làm người con ngoan, phấn đấu rèn luyện trở thành ngừơi có ích, luôn cố gắng học tập thật tốt, tránh xa những điều không tốt và những tệ nạn xấu, làm tất cả mọi việc để cha mẹ vui lòng.

Nhưng giữa nhịp sống hối hả giờ đây, đôi khi ta vẫn thấy có những người cha, người mẹ bị bỏ quên. Đó phải chăng là hệ quả tất yếu của xã hội ngày càng phát triển? Có lẽ không phải như vậy. Bổn phận của người làm con phải phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ không phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội mà do ý thức trách nhiệm và tình cảm của mỗi người. Vì vậy có thể nói, chữ hiếu đã trở thành nền tảng cho những quan hệ luân thường đạo lý trong gia đình và xã hội.

Có người nói rằng: “trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là đủ bởi tình cha mẹ là món quà ban tặng chứ không phải vay để gọi là trả”. Thật vậy, tình cảm của cha mẹ là vô giá, là vô hạn, là điều thiêng liêng nhất trên đời. Vì vậy khi còn cha mẹ ở bên ta, luôn cố gắng là một người con ngoan, vì tất cả những gì cha mẹ đã cho ta. Đạo hiếu sẽ mãi là một giá trị văn hoá, một nét đẹp trừơng tồn biểu tượng cho dân tộc Việt Nam nhân bản và nhân văn.

Theo Yeuvan.com

Topics #bản thân #Cảm nhận #cần cù #chữ hiếu #con người #công ơn của cha mẹ #cuộc sống #gia đình #giáo dục #giới trẻ #hành động #hiện đại #học tập #lối sống #lòng hiếu thảo #mùa thu #người mẹ #Nguyễn Trãi #suy nghĩ #tệ nạn #thời gian #tình cảm gia đình